CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ BỀ MẶT:

1/ Các thao tác làm sạch bề mặt trước khi sơn:

  • Loại bỏ gỉ sét và các lớp vảy cán ( mill scale).

  • Loại bỏ sạch muối (Xà lan, tàu biển).

  • Loại bỏ dầu, mỡ và bụi bẩn.

  • Loại bỏ các lớp sơn cũ ( khi chất lượng của lớp sơn cũ không phù hợp với hệ sơn mới).

  • Đánh nhám bề mặt quá bóng của lớp tôn cũ và bề mặt của lớp sơn epoxy cũ.

  • Mài những góc cạnh quá nhọn.

  • Phải xử lý bề mặt nhôm và tôn tráng kẽm bằng loại sơn đặc biệt.

2/ Các phương pháp cơ học để xử lý bề mặt:

  • Phun cát (phương pháp tốt nhất).

  • Máy mài cầm tay.

  • Máy đánh nước (làm bề mặt bị bóng).

  • Bàn chải sắt (tác dụng kém).

  • Sủi bằng tay, gõ bằng búa (thường chỉ khi phối hợp với các phương pháp khác).

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG SƠN

1/ Thiết bị thi công sơn:

  • Con lăn.
  • Cọ.
  • Máy phun bằng khí nén.
  • Máy phun áp lực cao.
  • Máy khuấy trộn sơn.

2/ Chuẩn bị vật liệu sơn:

  • Đọc kỹ các chỉ tiêu kỹ thuật của sản phẩm.
  • Pha sơn 2 thành phần (phần A và phần B).
  • Tỷ lệ trộn theo thể tích hoặc theo trọng lượng.
  • Chỉ nên thêm dung môi (thinner) sau khi trộn hỗn hợp sơn theo đúng tỷ lệ.
  • Dùng dung môi thích hợp đối với từng loại sơn.
  • Trộn bằng máy trong vòng 5-10 phút hoặc bằng tay trong vòng 15-20 phút
  • Pha trộn lượng sơn phù hợp vừa đủ thi công.
  • Sau 30 phút kể từ khi bắt đầu trộn phải dùng ngay vì hỗn hợp sơn sẽ đặc lại (xem thời gian sống của sơn).
  • Tuyệt đối không hàn, hút thuốc lá trong hầm và những nơi khu vực đang sơn.
  • Nếu sơn trong hầm kín thì phải dùng quạt thông gió.

3/ Tiến hành sơn:

So sánh các phương pháp sơn:

  • Máy sơn yếm khí. Áp lực vào-ra:

Ví dụ: Tỷ số áp lực 60:1 Áp lực đầu vào: 5kg/cm² (khí). Áp lực đầu ra: 300 kg/cm² (sơn)  (lý thuyết).

Lợi ích:     

        • Thời gian thi công nhanh chóng
        • Tiết kiệm nhân lực – Tiết kiệm chi phí
        • Màng sơn mịn đều và đẹp.
        • Thi công trong các góc cạnh dễ dàng hơn.

Giới hạn:

        • Hao sơn hơn so với lăn sơn.
        • Bụi sơn làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
  • Sơn bằng cọ sơn:

Lợi ích:     

        • Làm ướt bề mặt tốt
        • Quét mạnh sơn vào bề mặt
        • Tốt hơn so với dùng cọ lăn cho lớp 1
        • Dễ sơn cho những khu vực khó truy cập.

Giới hạn:

        • Chỉ được sơn mỏng, phải sơn làm nhiều lớp.
        • Tạo màng sơn không đều.
        • Tốc độ sơn chậm.
  • Sơn bằng cọ lăn:

Lợi ích:     

        • Tốc độ sơn nhanh hơn so với cọ sơn.
        • Dễ sơn ở những khu vực khó truy cập.

Giới hạn:

        • Làm ướt bề mặt kém.
        • Không dùng cho lớp 1.
        • Tạo bọt khí cho màng sơn.
        • Chỉ sơn được mỏng, phải sơn làm nhiều lớp.

Thi công sơn với các máy phun sơn áp lực cao:

 

4/ Các khuyết tật của màng sơn, cách khắc phục:

  • Lâu khô: Do yếu tố ảnh hưởng đến quá trình khô / đóng rắn: Độ ẩm liên quan, độ thông thoáng, nhiệt độ, độ dày sơn, số lớp sơn, tốc độ bay hơi của dung môi..
  • Bị chảy: Pha loãng sơn quá nhiều, độ nhớt sơn quá thấp, khoảng cách phun sơn quá gần, lượng sơn phun ra quá nhiều, bề mặt vật sơn quá nhẵn.
  • Bị nhăn: Sơn quá dầy, độ nhớt sơn quá cao, sử dụng dung môi bay hơi quá nhanh, áp lực khí nén phun sơn quá thấp, sơn lớp sau lên lớp trước khi sơn chưa khô.
  • Bám dính kém: Xử lý bề mặt chưa sạch, dùng loại sơn chưa phù hợp.
  • Bị rỗ: Hơi khí nén có lẫn nước, vật sơn không sạch bị nhiễm dầu, mỡ.